Trong đó, bánh Trung thu handmade đang trở thành một xu hướng mới, thu hút nhiều người tiêu dùng bởi sự đa dạng về hương vị và mẫu mã. Tuy nhiên, bên cạnh sự hấp dẫn đó, việc các sản phẩm này được bán với giá rất rẻ. Cụ thể, trên Tiki và Lazada, các sản phẩm được chào bán với giá từ 45.000đ đến 60.000đ mỗi chiếc, thấp hơn nhiều so với các thương hiệu nổi tiếng khác có giá trung bình từ 100.000đ đến 150.000đ. Tương tự, trên Shopee hay Tiktok shop, nhiều combo dao động từ 15.000đ đến 60.000đ cho mỗi chiếc bánh nặng khoảng 100 -150g, đã đặt ra nhiều dấu hỏi về chất lượng và an toàn thực phẩm. Những lo ngại này càng cần được chú ý trong bối cảnh thị trường bánh Trung thu handmade ngày càng mở rộng.
Bánh Trung thu truyền thống thường bao gồm các nguyên liệu như bột mì, nước đường, trứng, đậu xanh, và các loại nhân khác như thập cẩm, hạt sen. Tuy nhiên, để giảm giá thành và tăng lợi nhuận, một số nhà sản xuất có thể sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, sử dụng nhiều chất tạo màu không rõ nguồn gốc hoặc thêm chất bảo quản vượt mức cho phép như sodium benzoate, sodium nitrite, và lưu huỳnh dioxide. Các chất này nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như dị ứng, hạ huyết áp, hoặc thậm chí là nguy cơ ung thư. Ngoài ra, đối với bánh trung thu handmade không sử dụng chất bảo quản công nghiệp, thời hạn sử dụng thường ngắn hơn và dễ bị nấm mốc nếu không bảo quản đúng cách. Các loại nấm mốc như Aspergillus hoặc Penicillium có thể phát sinh trong điều kiện ẩm ướt, và sản sinh ra aflatoxin - một chất độc có khả năng gây ung thư.
Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM đã cảnh báo rằng người tiêu dùng nên thận trọng khi mua bánh Trung thu, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử, nơi có nguy cơ cao về việc mua phải các sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Họ cũng khuyến cáo nên mua bánh từ các thương hiệu uy tín và chú ý đến ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như điều kiện bảo quản. Tuy nhiên, với xu hướng chuộng mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng, tâm lý nhiều người tiêu dùng dễ bị ảnh hưởng bởi các food reviewers và KOCs (những cá nhân trải nghiệm và giới thiệu sản phẩm) trên mạng xã hội, đặc biệt khi các sản phẩm được quảng cáo với mác “ngon, đẹp, rẻ”. Việc ưu tiên giá cả, hình thức mà không cân nhắc đến chất lượng và an toàn thực phẩm có thể dẫn đến những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, người mua hàng cần nâng cao ý thức cảnh giác, kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc và thành phần trước khi quyết định mua sản phẩm.
Người tiêu dùng phải nâng cao ý thức cảnh giác, đặc biệt là khi mua sắm các sản phẩm như bánh Trung thu handmade. Không chỉ đơn giản là dựa vào giá cả hay lời quảng cáo hấp dẫn, người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng, nguồn gốc, và các tiêu chí an toàn trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Để bảo vệ sức khỏe khi sử dụng bánh Trung thu, người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín, kiểm tra kỹ thông tin về thành phần và thời hạn sử dụng. Nếu phát hiện triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn bánh, cần ngừng sử dụng ngay và nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất.
Việc lựa chọn và tiêu dùng bánh Trung thu một cách an toàn không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn giúp duy trì sự vui vẻ và an toàn trong Tết Trung thu.